Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2006

Tôi có ý kiến 1: Chống xe hơi




1.


Có lần tui tranh luận với một người bạn, rằng xe hơi cá nhân ở đô thị VN là cái quyền chính đáng của người dân, hay cái xa xỉ và thiếu trách nhiệm cộng đồng của người giàu. Cuối cùng cả hai vẫn không thể nào thuyết phục được nhau.


Dẫu sao đi nữa, có lẽ bạn và tui đều đồng ý là chuyện ùn tắc giao thông (ít ra là ở tp HCM) đang ngày càng tệ hại. Tui tức cười (tức thiệt nhưng mà cười hổng thiệt) khi đọc những lập luận của các quan chức, báo đài và ý kiến người dân về giải pháp giao thông. Nào là mở rộng đường sá (yah yah), nào là khuyến khích xe buýt (thiệt là nhảm nhí, nhưng xin tạm không bàn đến ở đây), nào là thiết kế lại tuyến đường, đổi giờ tan ca, tan trường, hoặc là đánh thuế xe cao. Toàn là những giải pháp cải lương, gãi ngứa. Đó là chưa kể đến những án oan nhẫn tâm dành cho xe xích lô, ba gác máy.


Giải quyết nạn ùn tắc giao thông, ở VN, không có cách nào tốt hơn là đánh thẳng vào phương tiện xe 4 bánh cá nhân (chứ không phải xe 2 bánh cá nhân). Và cách tốt nhất để giảm thiểu xe hơi cá nhân lại không phải là đánh thuế thật cao như nhiều người vẫn hô hào. Ngược lại, tui nghĩ nhà nước nên quên luôn thuế nhập khẩu đánh vào loại hàng hóa này, bởi nếu dựa vào thuế để làm phương tiện điều tiết chính thì thuế càng cao lại càng có hại.


Vô lý quá nhỉ? Một chiếc xe giá 50K đô, đánh thuế 100%, 200% hay 300% mà vẫn không giảm được xe hơi cá nhân trên đường sao? Giảm chứ, lợi lắm chứ, nhưng đấy là nếu bạn đang nhìn gần. Nếu nhìn xa hơn 1 tý, bạn đã chuẩn bị gì cho tương lai chưa? Trong vòng vài ba năm nữa, sẽ tràn ngập một làn sóng những chiếc xe 4 bánh Trung Quốc, Ấn Độ với giá dưới 5 ngàn, thậm chí 2-3 ngàn đô. Mức thuế cao ấy vô tình cản trở những dòng xe trung cao cấp, mà lại tiếp tay khuyến khích thêm những chiếc xe giá rẻ này. Làn sóng xe 4 bánh giá rẻ sẽ còn đáng sợ hơn đợt xe 2 bánh vài năm về trước, bởi ta vẫn chưa chịu học bài học lần đó. Bây giờ thử hình dung lại làn sóng ấy một lần nữa, lần này nó được góp thêm chút “gió lành” mang tên WTO!


Thế không đánh thuế thì làm gì? Tui nghĩ là cách tốt nhất có thể quản lý, hạn chế xe hơi cá nhân là bằng cách làm cho chi phí sử dụng nó thật cao, chứ không phải là chi phí sở hữu nó thật cao. Vd như ta đặt ra luật là mỗi năm một chiếc xe sẽ đóng khoảng 10,000$ tiền đăng ký lưu thông. Trời, làm gì mà cao vậy? Thế thì đừng mua xe mà đi. Nếu anh thấy mình xứng đáng ngẩng mặt dương dương ngồi trong một cái khung sắt choáng hết ½ lòng đường trong khi bao nhiêu người khác phải chen chúc nhau ½ còn lại, thì hãy sẵn sàng chi ra một mức tiền tương đương cho đáng cái bản mặt anh hào đó.


Mỗi thành phố có thể đưa ra thêm những quy định riêng trên tinh thần ấy. Chẳng hạn như đi xe hơi vào khu trung tâm- đóng 100 nghìn/ mỗi lần. Đậu xe khu trung tâm- đóng 100 nghìn/ mỗi giờ. Cứ thế, cứ thế. Cô bác nào có cần thêm ý tưởng diệt xe hơi thì liên hệ tui. Image





Cái lợi của nó là gì?


Nhiều lắm. Trước hết, nó sẽ dứt hẳn cái ý tưởng “nhà nhà sắm xe”, và cái viễn cảnh “người người kẹt phố” từ trong trứng nước.



Thứ nữa, số lượng xe sẽ giảm đến mức tối thiểu. Chỉ còn lại những xe công, và xe của những đại gia thứ thiệt trên đường phố.



Chúng ta mỗi khi gặp 1 chiếc xe hơi trên đường sẽ thầm cảm ơn người chủ xe đó đã phóng tay rộng lượng góp tiền xây dựng đường sá, tàu điện ngầm, trợ vé xe buýt cho ta. Thay vì GATO họ, chửi rủa họ giành hết phần đường đáng lẽ là của mình (giống như bây giờ tui hay làm vậy nè). Cuộc đời sẽ tươi đẹp biết bao.


Chính sách này sẽ không bị sức ép của WTO như là cách dựng hàng rào thuế quan. Có thể làm cho hàng loạt nhà sản xuất xe khóc ngoài quan ải mà vẫn không la lối gì được.



Cuối cùng thì đường sá sẽ rảnh mắt những chiếc xe hơi giá rẻ TQ, Ấn Độ mà chỉ toàn loại xe chất lượng cao, ít ô nhiễm, hiện đại và hào nhoáng. Nếu bạn phải đóng cho nhà nước 10K mỗi năm để sử dụng chiếc xe, bạn sẽ không xách về cái của nợ nào giá 25K. Thay vào đó, chỉ những người thật giàu sẽ mua về những chiếc từ vài trăm K trở lên.



Có lẽ bạn đang cho rằng tui dã man vô nhân đạo với xe 4 bánh một cách vô cùng vô lý. Hehe, như vậy thì chúng ta sẽ phải quay về đoạn 1 của cái blog này. Nhưng đó lại là một chủ đề thú vị khác.



Nhiều lần tui định đưa ý kiến này lên mặt báo, như một ý kiến nghiêm túc của người dân. Nhưng tui biết chắc rằng bài viết sẽ không được đăng, bởi có cố mấy thì nó cũng lòi ra cái mùi ghét hàng TQ và mùi cực đoan chống xe hơi cá nhân khét lẹt.


Vậy nên tui viết lên đây, nếu bạn nào chẳng may đọc được mà có cơ hội kề cận người có thẩm quyền thì nói hộ dùm tui mấy tiếng. Tui cảm ơn lắm lắm vậy.

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2006

Linh tinh

Hôm nay có một vụ tranh luận rất thú vị về Tru Tiên và Tiêu Đỉnh ở đây. (Định đưa cái link này vào List, nhưng kô có cách nào add link vô list hết. Ai biết chỉ dùm với. )



Về  truyện Hứa Do- Sào Phủ ở dưới, nếu bình luận lại, sẽ thêm một đoạn thế này: 

Nếu tôi mà là Sào Phủ, sau khi nghe chuyện, tôi sẽ đi đến bờ sông để mà rửa tai, thay vì dắt trâu đi lên đoạn trên uống nước.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2006

Chẩn bệnh người xưa

Nhân đọc mẩu chuyện Hứa Do-Sào Phủ ở blog này, thử nghe truyện mà khám bệnh mấy người xưa, giống như kiểu người ta xem tranh chân dung mà đoán bệnh mấy nhân vật xưa đó mà. Image



Đời thượng cổ, ông Hứa Do là 1 ẩn sĩ ở trong chầm (đầm) Bái Trạch. Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi mời ra xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ở ẩn tại núi Trung Nhạc, phía Nam sông Dĩnh Thúy.

Sau, vua Nghiêu lại tìm đến cố mời Hứa Do làm tổng quản chỉ huy cả chín hầu. Hứa Do không muốn nghe chuyện nữa,lại bỏ ra sông DĨnh Thúy rửa tai. Ngay lúc đó Sào Phủ đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do đang rửa tai bèn hỏi:

   - Việc gì mà anh phải rửa tai?

   - Vua Nghiêu mời ta ra cầm quyền thiên hạ, ta không muốn bẩn tai ta.

Sào Phủ nghe nói liền dắt trâu lên quãng trên cho trâu uống nước.

Hứa Do hỏi, Sào Phủ nói :

   - Ta sợ trâu ta uống nước bẩn của tai anh!

Nhưng rồi lại cười bảo:

   - Anh làm gì đến nỗi vua Nghiêu biết anh là người hiền trong thiên hạ để đón anh ra làm vua?





Lời bình

Hứa Do: Ông này có lẽ bị bệnh lãng tai, hoặc điếc khá nặng. Chính vì không nghe rõ, cho nên vua Nghiêu hẳn phải kề miệng sát vào tai ông này mà nói chuyện. Có thế thì tai ông này mới bẩn được chứ. Người đời kể chuyện lại, bỏ mất cái chi tiết mất vệ sinh này rồi. Tiếc thay, tiếc thay.



Ông Hứa Do có tính đỏng đảnh, hám danh mà vờ như bất cần, ở ẩn mà chỗ ai cũng biết, danh ai cũng hay. Cái đó thì Sào Phủ đã nói. Nhưng hám danh như thế vẫn chưa đủ thỏa mãn. Vua Nghiêu đã kề sát rỉ (...Image..) vào tai ông, đã từ chối thì thôi, muốn rửa tai thì vô nhà sau rót ly rượu ra đổ vào tai, bật quẹt lên phừng 1 cái cho nó sạch. Việc gì từ núi Trung Nhạc, lặn lội lên phía bắc đến sông Dĩnh Thúy, rình rình đợi người đi ngang qua rồi lao ra rửa tai? Rửa tai chỉ cần vọc nước vào tai, chọc vào ngóay ngoáy, không mất đến 1 phút, chứ đâu như Tử Nha câu cá không móc câu đợi chủ ngày qua tháng nọ mà để bị bắt gặp. Không phải muốn được ghi vào sử thì còn là gì?



Lại nữa, vua Nghiêu lần đầu mời nhường thiên hạ. Thấy Hứa chảnh quá, lần 2 chỉ mời làm tổng quản. Vậy mà Hứa nói thế nào với Sào? _ "vua mời ta ra cầm quyền thiên hạ". Người xưa coi trọng số 3, như Lưu Bị 3 lần mời Gia Cát Lượng, có thể đoán là vua Nghiêu đã mời Hứa lần 3, với chức nào đó còn nhỏ hơn nữa, như là 1 quân sư quèn chẳng hạn. Suy tiếp là Hứa đã không dại gì đi rửa tai lần nữa (bằng chứng là không có chuyện tiếp theo), thay vào đó Hứa ẩn mất luôn để cho cái danh hão trong truyện Sào Phủ còn mãi.



Vua Nghiêu: ông này chắc chắn có hàm răng không tốt lắm. Nhiều khả năng hàng tiền đạo lung lay hoặc mất sạch Image. Cho nên khi kề miệng vào Hứa Do nói có vài câu đã làm cho người kia bẩn tai rồi.



Sào Phủ: không biết Sào Phủ có bệnh gì không nữa. Có thể ông này thuộc loại cả tin, ai nói gì cũng tưởng thiệt. Nhưng mà nghe truyện Sào Phủ làm nhớ tới ông giám đốc bệnh viện ở dưới đây.



Thanh tra y tế đến kiểm tra bệnh viện tâm thần. Trong công viên của bệnh viện có nhiều bệnh nhân đang vui chơi. Người thì nghĩ mình là bàn, cứ chống tay chân xuống đất giả làm bàn để kẻ khác kê bàn cờ lên lưng. Kẻ thì nghỉ mình là đèn nên trèo lên cây quắc mắt soi xuống bàn cho bọn khác đánh cờ.

Thanh tra nói với giám đốc bệnh viện:

- Bọn chơi dưới đất thì kệ chúng nó, nhưng phải bảo mấy thằng trên cây xuống không chúng nó ngã thì rách việc.

- Chúng nó là đèn, bảo chúng nó xuống thì tối om, thấy gì nữa mà chơi? -- Giám đốc bệnh viện trả lời.



Hóa ra chỉ có con trâu là không có bệnh gì ! Image




counter customizable free hit

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2006

Pensieve deposit 1: Notes of “The Clash of civilizations” book




Some notes from a book I’ve recently read, just so that I won’t forget about it completely later on. Below are some quick and subjective notes taken from my memory. Please click here if you want a more exact summary of the book. But your comments or corrections are very much welcome!


First appeared in summer 1993 on a Foreign Affair article, the argument of a new world order through the paradigm of civilizations suggested by Samuel Huntington has sparked a lot of discussions from scholars around the world. It provided a contrasted view to that of Francis Fukuyama in The End of History This Harvard professor later further argued his perspectives in a 300-page book of “The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order”.


Some arguments in this book.


- The Cold war bi-polar world has ceased from existence since the collapse of the Soviet Union. There’s a need for a new paradigm to explain, predict and hopefully effectively solve the conflicts in the new world.


- The new world order model based on civilizations is a more exact and applicable than any other alternatives. In that, the countries and people will tend to relate themselves to their kins of the same culture and belief, i.e. civilizations.


- Primary civilizations: Western -Christianity (dominant and falling), Islamic, Sinic – Confucian (the author use the word Sinic but I’d prefer to call it Confucian, hehe), Japanese, Russian- Orthodox.  Sub-civilization: Latin American, African.


- At a global conflict: it’s the West vs. the Rest.  At a lower level: it’s one civilization vs. the others.


- Two rising civilizations. The Islamic Resurgence and the East Asian Assertiveness.


- Islamic Resurgence is fueled by the demographic reason. With high birth rate, Muslim is the fastest expanding population world-wide. The boom in population, coupled with the inability of governments to create enough jobs, creates resentment toward Western civilization and nurture fundamental extreme ideas. Together with the aging populations in the West, the ever-easier Immigration and the "deteriorating" influence of Christian religious bodies to the western society, this Islamic Resurgence will create a lot of friction and tension between the Western and Islamic countries, and within the Western societies themselves. One big problem of this resurgence in the civilizational world perspective is that it lacks of a core state, a state which has a dominant and recognized influence toward other countries within the civilization. Saudi Arabia, Iran, Pakistan are all competing for this leading position. And even Indonesia and Turkey can be potential candidates too. Pakistan until now remains the only country which possesses nuclear weapon power. That may explain why Iran wants to join the N-Club too.


- East Asian Assertiveness. The rising of China economy has both embolden its cultural influence toward the East Asian Confucian countries (or Sinic countries), resuming the position of the Middle Kingdom status over neighbor countries as well as supporting its assertiveness of its own culture, values and interests against the West. Because of its size and its might, China will command a clear recognition of its influence from neighboring countries, and will interpret any international intervention in the region as a breach in its own sphere. Japan, which leads another civilization itself, has a choice of competing or subscribing to China power. History suggests the second option.





The dynamics of the new clashes and conflicts


- The conflicts will arise along the civilization fault lines. Societies where its populations composed of significant different cultural background peoples are amongst those who will experience severe internal pressure. Tension will also rise between neighboring countries that come from different civilizations. (The Yugoslavia war in 90s, India with Hindi and Muslim population, India vs. Pakistan, Muslim countries in central Asia vs. Orthodox Greater Russia and Christian West, and between Orthodox Greater Russia and Christian Western Europe, etc.)


- People no longer fight for ideologies or the system they believe. Instead, they are fighting for who they are. The cause of the new conflicts lies in the very core of people identity- the religion, faith, and values. Thus, these new wars will be much bloodier, may have some halts during the conflict but extremely difficult to stop and resolve, unless one group is eradicated, totally defeated, or the new border come with ethnic and religious cleansing materialized.


- The parties involved in the conflict will play up the civilization card as the cause of their war, and will appeal to their kin countries for the maximized support possible. Thus the conflicts can easily escalate out of the original cause and region.


- Countries will rally to support their kins only. Old allies from different civilizations in the Cold war will rumble and find themselves in the new awkward situation. Turkey vs. Greece, Pakistan vs. the West, and Japan vs. the West. As demonstrated in the Yugoslavia war, Russia supported Orthodox Serb, Western countries supported Christian Croatian, and Muslim countries supported Bosnian.