Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2007

Taj Mahal_ Tình yêu và Cái đẹp 2




Trong


Bạn có biết là theo đạo Hồi, hoàng đế Shah Jahan có quyền có 4 bà vợ, nhưng vì tình yêu với Mumtaz Mahal, ông chỉ lấy một mình bà làm vợ duy nhất, và sau 19 năm sống chung với nhau, ông sống phần còn lại của đời mình một mình, bỏ ra 22 năm để theo dõi việc xây dựng Taj Mahal cho bà? (Tôi không có hỏi số phi tần của ông :o) )

Bạn có biết người ta đã dùng trên cả ngàn thớt voi để vận chuyển nguyên liệu xây dựng nó? Từ đá cẩm thạch tận Rajasthan, đến ngọc thạch anh ở Punjab, ngọc bích và pha lê ở Trung Hoa, và nhiều đá quý khác từ Tây Tạng, Sri Lanka, Afghanistan và Arabia. Một nhà kiến trúc sư nổi tiếng từ Ba Tư (người ta bây giờ bảo là ông là kiến trúc sư giỏi nhất Bắc bán cầu thời bấy giờ) đã thuyết phục được hoàng đế qua mô hình bằng gỗ của mình giữa nhiều mô hình kiến trúc khác.

Bạn có biết người ta bảo rằng chỉ qua một đêm sau khi vợ mất, râu và tóc của nhà vua đã trở nên bạc trắng?

Bạn có biết toàn lăng tẩm vĩ đại này được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng là để biểu tượng cho sự thanh khiết của bà hoàng hậu? Người ta nói là ước muốn của hoàng đế lúc đấy là ông sẽ cho xây dựng một lăng tẩm của mình cách đấy vài dặm bên kia dòng sông Yamuna linh thiêng. Lăng của ông sẽ có màu đen và sẽ có một chiếc cầu bắc giữa hai lăng mộ này để chỉ riêng ông và bà đến tìm nhau giữa thinh không thoát tục. Tiếc là cuối đời ông bị con mình lật đổ và bị nhốt trong một buồng của pháo đài Agra. Cho đến lúc mất đi, ông hàng ngày chỉ có thể ngắm Taj Mahal của mình từ nơi xa ấy.

Bạn có biết cuối cùng ông được chôn bên cạnh mộ của vợ trong cùng ngôi đền ái tình ấy? Bên trong lăng mộ, cạnh quách của bà hoàng hậu nằm ở vị trí trung tâm, quách của ông hoàng đế si tình này nằm khiêm tốn bên cạnh như là sự tôn vinh cuối cùng mà ông có thể dâng hiến cho bà. Một kết cục buồn, nhưng có hậu và nỗi trớ trêu của số phận chỉ làm cho câu chuyện của họ đẹp hơn .

Bạn có biết .....? .......? ......? ....

Tôi bị choáng ngợp. Bao nhiêu hình ảnh mà tôi xem qua không chuẩn bị cho tôi được nhiều khi đặt chân đến đây. Chỉ cổng vào khu lăng tẩm riêng mình nó cũng xứng đáng là một công trình đáng chiêm ngưỡng. Qua khỏi cổng, trông về phía xa, ở cuối tấm thảm nước kia là Taj Mahal. Bên trái là một ngôi đền Hồi giáo sừng sững, chính diện hướng về lăng_ hướng mặt trời mọc. Để cho cân đối, người ta cho xây một công trình tương tự ngôi đền ở phía bên kia hướng về phía mặt trời lặn. Taj Mahal nằm giữa, cao lớn mà mềm mại.

Có lẽ những mái vòm cong của kiến trúc Hồi giáo đã thu hút tôi. Hoặc có lẽ do những nét chạm nổi theo môtip cây hoa rất công phu trên đá cẩm thạch. Hay phải chăng nhờ những đường nét hoa văn trang trí bằng đá quý màu chạm chìm thật tinh xảo. Có lẽ là tất cả, nhưng chính cái màu trắng của ngôi đền mới khiến tôi speechless. Giữa một buổi sáng lạnh mát và trời trong nắng dịu, cái màu tinh khiết ấy vươn lên cao mãi theo những đường cong dịu dàng thanh thoát của một công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Và tôi chỉ muốn ngồi bệt xuống sàn ngắm mãi nó.

Cái đẹp thật lạ. Đôi khi nó như một môn khoa học_ chỉ tiết lộ những bí mật của mình cho nhà nghiên cứu chịu bỏ công tìm tòi để hiểu nó. Càng tìm hiểu sâu, ông ta càng thấy thú vị và mê đắm nó cho dù bao người xung quanh nhìn nó dưới ánh mắt gì đi nữa. Cũng đôi khi cái đẹp như một bản năng_ nó hiển nhiên, trực nhận, không cần giải thích, không cần xưng tụng, nó vượt qua những rào cản văn hóa, tôn giáo, không gian và thời gian. Taj Mahal đẹp như thế.

Cái đẹp thật lạ. Tưởng phù phiếm là thế nhưng nó lại có một sức mạnh to lớn trước lý trí. Trước cái đẹp, lý trí phải cuống cuồng chống đỡ bằng những vũ khí sắc bén hùng mạnh của mình. Vậy mà nó vẫn thường phải quy phục cái-phù-phiếm-thiếu-logic-không-thể-hiểu-nỗi đó. Chả trách xưa nay anh hùng khó vượt mỹ nhân quan. Mới ngày hôm trước, tôi còn e dè, nghi ngờ, tìm ra không ít những lý lẽ hạ thấp cái gọi là kỳ quan này. Thế mà bây giờ tôi muốn tin cả những gì người ta kể về nó_ không cần thắc mắc đâu là huyền thoại còn đâu là sự thật. Bây giờ tôi thích gọi nó là Ngôi đền hơn là lăng tẩm_ Ngôi đền tình yêu. Bây giờ những lý lẽ còn sót lại của tôi ngày hôm qua chạy va vào nhau lộn xộn, ngả loảng xoảng vô nghĩa chả còn phân biệt ra nữa. Và như muốn tung ra một đòn quyết tử cuối cùng, chúng vùng lên. “ Nhưng ông hoàng đế này đã dùng nô lệ và tù binh để xây dựng nó, phải không?” _ tôi nén vẻ đắc chí hỏi người hướng dẫn. “_ Không, không có ai trong số họ bị ép uổng. Hoàng đế Shah Jahan đã trả công những người xây dựng ấy và nhà kiến trúc sư rất hậu hỹ trong suốt 22 năm trời.”. Mắt ông ta ánh lên tự hào thật khó ưa, rồi chúng lim dim lại nhìn tôi đắc thắng “ và cho đến tận bây giờ, ông ta vẫn đang tạo ra việc làm cho hàng triệu người chúng tôi”. Thế là hết. Ông ấy đã tước bỏ của lý lẽ tôi cái quyền được thua trong danh dự. Chúng rên lên yếu ớt “Đừng tin, đừng tin ông ấy. Hãy kiểm chứng lại”. Tôi mỉm cười. Ở trước Taj Mahal, tôi muốn tin.

Sau




...

Taj Mahal_ Tình yêu và Cái đẹp 1




Trước




Con người thật lạ. Họ thường chỉ nhận ra giá trị của một vật gì đó khi nó đã vĩnh viễn vuột khỏi tầm tay của mình.

Tôi đang trên đường ghé thăm Taj Mahal, một trong những kỳ quan của thế giới. Nơi đây, người ta nói rằng, là một kiến trúc biểu tượng cao quý nhất cho tình yêu của con người. Tôi cười_ lại một trò marketing tâng bốc đến tận mây xanh mà tôi vẫn hay dị ứng. Dẫu sao thì về mặt kiến trúc, nó làm sao cổ xưa và thách thức bằng những kim tự tháp Ai Cập, còn nói về sự hùng vĩ thì Vạn lý Trường thành của Trung Hoa có thể ngạo nghễ cười cái anh bạn trẻ láng giềng bên kia dãy núi Hymalaya này. Bởi dẫu sao thì Taj Mahal vẫn chỉ là một lăng tẩm ba trăm sáu mươi tuổi lẻ.

Chỉ là một lăng tẩm. Truyện kể rằng khi vợ của hoàng đế Mughal ( Mughal là chữ Ba Tư của Mongol_Mông Cổ ) Shah Jahan, hoàng hậu Mumtaz Mahal, mất đi khi lâm bồn đứa con thứ 14 của hai người, hoàng đế đã thương tiếc vô hạn và truyền xây dựng một lăng mộ đẹp nhất dành cho bà. Lăng xây dựng mất 22 năm ròng, với những vật liệu quý giá nhất, và những nhà nghệ nhân, nhà kiến trúc tài hoa nhất của khắp vùng Trung Á, Ba Tư và Vịnh Ả rập. Quả là một sự xa hoa vô độ. Có gì là cao quý khi một ông hoàng lắm của quyết chí xây dựng một công trình để thể hiện thói kiêu hãnh và tham vọng của mình? Một biểu tượng của tình yêu? Tại sao không phải là lúc còn sống, khi người ta đã chết rồi thì dù có đặt vào ngôi đền pha lê quý báu nhất cũng có ích gì? Phải chăng ông ta chỉ thực sự nhận ra tình yêu ấy sau khi bà vợ của mình mất?

Chỉ là một lăng tẩm. Nó làm tôi nhớ đến hệ thống lăng tẩm nhà Nguyễn bên bờ sông Hương xứ Huế, hay lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng đế ở Tây An, và cả những kim tự tháp trong thung lũng các vì vua nữa. Tại sao người ta có thể bỏ ra từng ấy công của của nhà nước, của sức dân để dồn vào một công trình mà họ hiểu là sẽ bỏ phí sau khi hoàn thành? Thậm chí đôi khi những công trình ấy còn tham lam hơn cả những ngôi đền, những tu viện thờ phụng các bậc linh thiêng; bởi nói cho cùng chúng cũng chỉ là những nhà mồ của người trần mắt thịt, hoặc của những người có mối liên hệ nào đó với thần linh.

Xuyên giữa vùng bình nguyên sông Hằng (Gangetic Plain), suốt từ Delhi đến Agra, xe tôi đi qua một vùng đất đỏ vàng ngút ngàn tầm mắt. Không một ngọn đồi, và khô cằn ít sông suối, vậy mà chỉ vài trăm km về phía Bắc đã là hệ thống Hymalaya ngàn thước lên cao ngàn thước xuống. Nếu đồng bằng sông Mekong không được đan dệt bởi chằng chịt kênh rạch và thay những ruộng lúa nước mơn mởn bằng những đồng lúa mạch thì có lẽ nó sẽ giống nơi đây chăng? Tôi đến Agra vào lúc trời nhá nhem tối. Thành phố bẩn bụi, nhiều người nghèo như phần lớn những thành phố xứ này mà tôi đi qua. Có điều nó mang vẻ nông thôn mộc mạc, và ngoài trời nhiệt độ gần 10oC. Thời tiết thật dễ chịu, sáng mai tôi ghé Taj Mahal.

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2007

Pensieve deposit 2: Fear




Yann Martel- Life of Pi


"I must say a word about fear. It is life’s only true opponent. Only fear can defeat life. It is a clever, treacherous adversary, how well I know. It has no decency, respects no law or convention, shows no mercy. It goes for your weakest spot, which it finds with unerring ease. It begins in your mind, always. One moment you are feeling calm, self-possessed, happy. Then fear, disguised in the garb of mild-mannered doubt, slips into your mind like a spy. Doubt meets disbelief and disbelief tries to push it out. But disbelief is a poorly armed foot soldier. Doubt does away with it with little trouble. You become anxious. Reason comes to do battle for you. You are reassured. Reason is fully equipped with the latest weapons technology. But, to your amazement, despite superior tactics and a number of undeniable victories, reason is laid low. You feel yourself weakening, wavering. Your anxiety becomes dread.

"Fear next turns fully to your body, which is already aware that something terribly wrong is going on. Already your lungs have flown away like a bird and your guts have slithered away like a snake. Now your tongue drops dead like an opossum, while your jaw begins to gallop on the spot. Your ears go deaf. Your muscles begin to shiver as if they had malaria and your knees to shake as though they were dancing. Your heart strains too hard, while your sphincter relaxes too much. And so with the rest of your body. Every part of you, in the manner most suited to it, falls apart. Only your eyes work well. They always pay proper attention to fear.

"Quickly you make rash decisions. You dismiss your last allies: hope and trust. There, you’ve defeated yourself. Fear, which is but an impression, has triumphed over you.

"The matter is difficult to put into words. For fear, real fear, such as shakes you to your foundation, such as you feel when you are brought face to face with your mortal end, nestles in your memory like a gangrene: it seeks to rot everything, even the words with which to speak of it. So you must fight hard to express it. You must fight hard to shine the light of words upon it. Because if you don’t, if your fear becomes a wordless darkness that you avoid, perhaps even manage to forget, you open yourself to further attacks of fear because you never truly fought the opponent who defeated you."




Đây là chương đoạn mà tôi thích nhất trong toàn bộ tác phẩm. Một quan sát ngoài lề mạch truyện, một viên ngọc dọc đường trong số nhiều của quý rãi rơi dọc hành trình trôi dạt tưởng chừng chán ngắt thiếu tình tiết của nhân vật Pi.

Trong đấy, đoạn 1 là đoạn gây tâm đắc và ngạc nhiên thú vị nhất. Đoạn 2 bình thường. Đoạn 3 còn nghi ngờ. Và đoạn 4 còn chưa hiểu hết.