Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2008

Sáng lan man nhạc

Sáng chủ nhật, đi ăn ở quán cafe với mấy đứa em. Ở đây có ban nhạc người Phi hát buổi sáng, lại phục vụ theo yêu cầu của khách nữa. Và dĩ nhiên là dù khách có yêu cầu hay không thì những bài hát của họ cũng phần lớn là những bài pop và sến phổ biến ở các tập nhạc English top songs mà hồi đó học trung học thấy có bán đầy.

Một đoạn chat chit sms làm nhớ đến bài hát của The Bee Gees.

Chuyện gì đã xảy ra với âm nhạc từ giữa những năm 90s nhỉ? Đã không còn những ban nhạc đầy tài năng, cá tính. Không còn chất cháy bỏng, chất đam mê và rồ dại. Âm nhạc nhường chỗ cho show biz, và đằng sau những điệu nhảy uốn éo, những kỹ thuật ánh sáng trình diễn, những tin lá cải đời tư, âm nhạc mất dần cái “live” của mình.

Cố nghe Britney, hay xem Ricky Martin, hoặc như sáng nay thử ngồi nghe với open-minded 1 bài hát “big hit” được yêu cầu_ “Because of you”, vẫn không tìm thấy cái chất liệu sống của nhạc đằng sau nó, và hiểu rằng, 10 năm nữa, sẽ khó có dịp nào tôi tình cờ nhớ lại bài hát này như cách tôi đang nhớ bài của Bee Gees chẳng hạn.

Chuyện xảy ở ở ngoài thì cũng xảy ra ở VN dù có chậm hơn một tí. Nhưng nhạc nước ngoài có dở cũng kô sao, nhạc Việt mà suy đồi thì khổ sở lắm, tại vì cái ca từ của nó đâm vào tai mình sâu hơn.

Mà nghĩ cũng buồn cười. Tôi trước giờ vẫn nghĩ là VN mình ngày trước đã đi đầu thế giới trong công nghệ biểu diễn nhạc nhẹ. Có sự chuyên nghiệp hóa rõ ràng giữa nhạc sỹ, ca sỹ và nhạc công. Mỗi bài hát có thể được trình bày bởi nhiều ca sỹ. Kết quả là với mỗi bài hát, mỗi dòng nhạc, người nghe có thể chọn cho mình một version trình bày tốt nhất. Nhạc sỹ cạnh tranh với nhạc sỹ, ca sỹ so tài với ca sỹ. Khán giả (và có thể là âm nhạc) là người chiến thắng.

Nhưng hình như người ta cảm thấy xấu hổ về điều đó (chắc tại nó kô có giống ngoại lắm). Cho nên họ chạy theo những phi vụ độc quyền bài hát, dựng hàng rào để cho các ca sỹ khác không chen vào vạch cho thính giả thấy sự yếu kém trong xử lý bài hát của mình. Trong khi từ bóng đá cho đến làm phim người ta thấy rõ lợi ích của việc chuyên nghiệp hóa, thì ở âm nhạc, VN mình từ chuyên nghiệp hóa lại vận động chuyển sang ôm đồm độc quyền hóa.

Hay đơn giản là tại vì tôi già? Age sucks.

3 nhận xét:

  1. Trong phim The Ghost, bài hát Unchained Melody xưa cũ vẫn được sử dụng lại nguyên xi rất hay.

    Trả lờiXóa
  2. câu cuối này nghe ko có ổn vì từ tư duy trên dẫn tới chuyện đổ lỗi cho tuổi tác là rất bất hợp lý. mình có nghĩ thế nhưng mình ko có già, thực vậy! :-))

    Trả lờiXóa
  3. Age sucks --> Câu nay nghe quen quá? Thôi chết... Hehe.

    Trả lờiXóa