Thứ Tư, 3 tháng 1, 2007

Tự do - bảo mật identity, 4 bức tường, 2 job và lực hấp dẫn




Tự do là gì nhỉ?
Một khái niệm hết sức phổ thông, thế nhưng tùy theo người bạn hỏi mà có thể bạn có thể nhận được những câu trả lời khác nhau. Hơi khô 1 tý thì đại loại như:
- Điều kiện mà con người có thể làm những gì mình muốn, đạt đến hết khả năng của mình mà kô bị yếu tố chủ quan bên ngoài kềm chế
- Điều kiện không kiểm soát, kô luật lệ

Cụ thể hơn 1 tý thì:
- Là người dân có thể thoải mái, an tâm đi bỏ phiếu bầu lãnh đạo
- Là khi xh không có giai cấp bóc lột, tước đoạt phương tiện sản xuất, và chiếm dụng giá trị thặng dư
- Là xh kô có sự thống trị bởi 1 nhóm tài phiệt, quân phiệt, quý tộc, tôn giáo, v.v...

Nhưng đối với phần lớn người bình thường, như tôi, thì tự do là những cái còn cụ thể, đơn giản hơn nữa. Đó có thể là không bị ngăn sông cấm chợ, được bán hàng của mình với giá mình đồng ý, được đi làm, sinh sống ở chỗ mình chọn, được đi lại thoải mái, được nói thoải mái, hoặc thậm chí được xài tiền của mình thoải mái v.v... Vì thế, tôi chỉ có hứng thú ( và khả năng) lan man về tự do ở mức độ này thôi.

Ở mức độ cụ thể và mật thiết với từng người như vậy, người ta thường không cảm thấy tự do như là chính nó. Người ta dễ cảm thấy tự do thông qua sự mất tự do hơn. Không ai ngồi đếm mình có được bao nhiêu điều tự do rồi reo lên ôi tôi có nhiều quá, nhiều hơn cái tôi cần. Vậy mà chỉ cần họ phát hiện ra mình kô được làm cái gì đó mà đáng lẽ mình phải được làm thì đó là tất cả những gì họ sẽ thấy, họ cảm, họ đau tức. _ Một phản ứng hết sức tự nhiên, rất người.

Vậy nên thay vì nói về tự do, chúng ta hãy bàn về cái dễ nhìn thấy hơn - sự kiểm soát. Tôi thấy thật thú vị khi ở một số nơi, người dân cảm thấy họ thật "tự do, thoải mái" trong khi rõ ràng là họ vẫn bị kiểm soát. Nghệ thuật của sự kiểm soát này nằm ở chỗ "phát hiện hay không".

Những siêu thị hiện đại có ít kiểm soát để cho người mua thoải mái muốn làm gì thì làm so với những quầy hàng cổ điển có người săm soi mỗi bước ta đi không?

Những người lái xe vượt tốc độ nhận giấy báo đến nhà, có thoát được bàn tay công quyền, so với người lái xe ở nước khác bị cảnh sát rình chặn?

Tương tự là chuyện thoải mái mượn tiền xài trước (tín dụng), chuyện thoải mái trên mạng, v.v... Ở đâu cũng vậy, người ta chỉ cho phép bạn "tự do" khi mà họ đã chắc chắn là họ có thể kiểm soát bạn. Cái dở của sự kiểm soát thô sơ, cổ điển là nó cứng nhắc, xấu xí, và có độ chọn lọc kém hơn, cho nên dễ khiến người ta bực mình, phiền toái hơn. Họ dễ dàng phát hiện ra sự mất tự do của mình. Trong khi sự kiểm soát tinh tế kia che mắt được nhiều người. Khi họ không cảm giác sự kiểm soát, họ không nghĩ mình mất tự do. Có sự khác nhau về mức độ phiền toái, nhưng về nguyên tắc thì như nhau.

Thực ra, ở các nước phát triển, cái sự kiểm soát tinh tế ấy nó bám chặt, bám sát ghê gớm từng cá nhân. Nếu, như có người từng bảo, sự phát minh ra bốn bức tường là một trong những phát minh quan trọng nhất của loài người- Nó cho phép cá nhân có được sự riêng tư, thoải mái làm điều mình muốn khỏi ánh mắt dòm ngó (và đi kèm là sự phán xét, kiểm soát, can thiệp nhúng mũi) của bầy đàn ; thì sự phát triển về khoa học công nghệ và nghệ thuật kiểm soát làm một nhiệm vụ ngược lại hoàn toàn _ nó âm thầm, tinh vi, từ từ lột trần "những bức tường" mà loài người đã rất khó khăn mới dựng lên được, nhân danh sự tiện lợi và thậm chí thật nực cười, nhân danh chính sự tự do.

Tại sao lại nói vậy? Bởi vì trong tương lai không xa, mỗi bước bạn đi đâu, làm gì, mua gì, thưởng thức gì, với ai, bạn đi bác sỹ nào, bệnh viện chuyên khoa gì, lên mạng quan tâm điều gì, v.v... tất thảy đều diễn ra trong sự trần trụi thiếu thốn những bức tường riêng tư. Bạn biết là bạn đang bị dòm ngó, bạn biết là bạn tốt hơn là tự điều chỉnh sự tự do mình.

Dĩ nhiên phần đông ở những nước phát triển sẽ vẫn không thấy phàn nàn gì vì họ không cảm thấy sự mất tự do, cho dù là nó có sờ sờ ở đó qua lý luận. Một số ít hơn nhận ra điều đó, và họ đấu tranh cho quyền tự do của mình dưới cái tên quyền riêng tư. Người ta vẫn nhận thấy là họ tự do, mặc dù là quyền riêng tư của họ có thể bị xâm phạm ?!, và tất cả đều khen ngợi sự tự do ưu việt của xh họ.
Ở một nơi mà tất cả mọi thông tin riêng tư của người dân đều ở dạng điện tử, được mã hóa, và nối mạng, thì vấn đề không phải là có thể hay không thể, mà là khi nào và thông tin của người nào sẽ bị hack. Và nếu điều đó xảy ra với bạn thì bạn nên âu lo đến những phiền toái của nó, bởi nó kô chỉ là bạn mất tiền hay kô, thậm chí mất tự do hay kô, mà còn có thể là bạn có "tồn tại" hay kô.

Ơ mà dài dòng về tự do đến đâu rồi nhỉ? Lan man quá, hehe. Nói ngắn gọn thêm 1 tý nữa rồi gút nhá.

Tự do là chuyện rất chủ quan, tùy mỗi người và tùy góc nhìn như thế nào. Vd đối với một người, chuyện họ đi làm 2 job là quyền tự do của họ, trong khi người khác lại bảo đi làm 2 job là sự xoay sở "tự do" trong cái giới hạn bị bó hẹp. Đối với động vật, con chim trời bay lượn có được gọi là tự do kô, khi mà nó vẫn bị bó buộc theo những pattern về di cư? Hoặc đối với vật chất đơn giản vô tri vô giác, hạt electron có thật sự tự do khi di chuyển không xác định được vị trí và vận tốc cùng lúc kô trong khi nó vẫn không thoát ra được khung orbitan của mình?

Bạn đang thấy Trái đất di chuyển tự do trong không gian? Hay là bạn đang thấy có một sợi xích vô hình từ Mặt trời đang kéo nó xoay quanh Mặt trời?

Lại lan man nữa rồi! Nói dài dòng như thế, chứ thật ra là đôi khi đối với tôi: tự do là sáng thứ hai thức dậy không có chuông báo thức, không phải mắt nhắm mắt mở cong đuôi chạy vội đi kiếm ăn. Vậy đó!

Còn tự do đối với bạn là gì nhỉ?

17 nhận xét:

  1. Tự do cần phải đặt trong các mối tương quan khác nữa. Mức độ bất công và rủi ro cho cá nhân chẳng hạn. Có tự do tuyệt đối mà khả năng bất công và rủi ro quá cao thì tự do ấy cũng chưa hẳn đã là đáng mơ ước. Thế nào là bất công? Trong một xã hội dân sự thì điều ấy đơn giản khi kẻ kô làm mà được hưởng, người có quyền sở hữu bị tước đọat trắng trợn. Thế nào là rủi ro cao? Là khi tính mạng, sức khỏe, và các lợi ích căn bản tối thiểu khác bị đặt trong các mối đe dọa thường trực. Như vậy, tự do chỉ là một trong những biến số quan trọng góp phần làm nên hạnh phúc cá nhân. Mặt khác, trong cuộc sống ta cũng thường xuyên thấy rằng tự do cần thiết phải chịu hi sinh một chút để đổi lấy những nhu cầu khác. Sự đánh đổi ấy nhiều hay ít là tùy vào mức độ phát triển của xã hội. Cụ thể hơn trình độ hiểu biết và khả năng điều phối của cá nhân cùng cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng vậy, thật ra cái ý đó mình cũng có touch sơ qua, nhưng đã kô có đi sâu vào.
    - Mức độ bất công: tình trạng trợ cấp an sinh là một trong những dạng bất công. Cái dạng kia sâu hơn, được nói nhiều hơn, và ở thái cực khác đó là sự bất công mà Mác thấy "Là khi xh không có giai cấp bóc lột, tước đoạt phương tiện sản xuất, và chiếm dụng giá trị thặng dư"
    - Rủi ro cao: khi hiểu theo nghĩa rủi ro đến tính mạng, an ninh thì có"- Điều kiện không kiểm soát, kô luật lệ", và khi hiểu theo nghĩa rủi ro đến nhu cầu cơ bản tối thiểu thì có cái giới hạn bị bó hẹp trong "chuyện họ đi làm 2 job là quyền tự do của họ, trong khi người khác lại bảo đi làm 2 job là sự xoay sở "tự do" trong cái giới hạn bị bó hẹp."

    Trả lờiXóa
  3. Nếu anh quan tâm đến bảo mật identity, cho rằng các bức tường đang bị dần dần đánh đổ, thì đồng thời cũng có những người đang dựng lên những bức tường khác :p Có gì một chiều bao giờ đâu anh :p
    Ví dụ freenet, take a look at it or similar things, it's exactly there you can see the huge human desire to have total anonymity, for some is a must have for freedom :p

    Trả lờiXóa
  4. @ Hà,
    No doubt there's huge human desire for privacy, anonymity and thus, freedom. It's so great a force to be ignored. The problem is privacy seems to be in the harm way of convenience. Often, one has to compromise either one of them. And the casualty has almost always been privacy, or part of it.
    How many among us today has the luxury of not carrying a mobile phone? not using credit card?
    How many among future engaged individual afford being disconnected? not managing their info online? not managing their life in electronic ways? refusing tele-presence technology? distant collaboration?
    Convenience and ever-increasing competition at individual level force most of us to compromise some form of privacy to be relevant in future life and work. (unless you're born into a hyper-rich life and somehow manage to lead a life of a monk. Having said that, even monks nowaday carry mobile phones around. :P).
    Of course, i still have hope that mankind will somehow find ways to rise above this challenge, like it did many times in the past. But for now, that hope is as dim as the one for a sustainable environment, or one for sustainable natural resouces.
    Thanks for shedding some light about freenet and such. My concern is:
    Some can protect themselves for all of the time.
    Everyone may protect him/herself for some time.
    but
    Can ALL of us protect ourselves ALL the time?

    Trả lờiXóa
  5. Lich su cua con nguoi la cuoc dau tranh tim tu do. O bat cu thoi dai nao chung ta cung bi mat tu do. Nhung lieu su tu do co mang cho minh hanh phuc hay khong? neu ta song o nuoc ngoai, duoc coi la tu do, nhung van buon buon vi thieu 1 tinh cam gia dinh de duoc thuong, duoc ghet ... vay thi co 1 cai gi do cao hon tu do ... toi noi do la tinh yeu

    Trả lờiXóa
  6. Can ALL of us protect ourselves ALL the time?
    The answer of the history: you can not. Isn't it also a Darwinist answer?

    Trả lờiXóa
  7. I
    Nhớ một đoạn trong một bài đọc đã lâu, không còn nhớ tác giả lẫn tựa bài, đó là bài viết dễ hiểu nhất về Hiện Sinh, tóm tắt thì nó chừng chừng thế này:
    Các bạn còn nhớ Charlie Brown của Peanuts không? Charlie yêu cô gái tóc đỏ, yêu suốt đời và không bao giờ dám nói ra. Giấc mơ lớn nhất của Charlie là một lần được làm người hùng trong mắt cô gái. Cô gái sẽ khâm phục, biết ơn, hãnh diện về Charlie. Có cách làm quen nào tuyệt vời hơn?
    Thế rồi dịp may tới. Cô gái tóc đỏ đi học về bị ba thằng du côn chận đường kéo bím tóc, lục cặp lấy tiền. Cô chỉ biết khóc. Nếu Charlie chạy ra đánh đuổi mấy thằng đó, dù có bị đánh bầm dập, cũng vẫn là người hùng trong mắt cô gái và trong mất chính mình. Một lần là người hùng, suốt đời là người hùng, vì tính cách của anh đã được định nghĩa trong một ngày khó quên: anh là người can đảm. Giữa can đảm và hèn nhát là một đường vạch và anh đã đứng bên phía những người can đảm. Cô gái sẽ tới hôn lên vết bầm của anh, và hai người yêu nhau.
    Rồi Charlie nghĩ tiếp: Nhưng mà nếu mình chạy ra bênh cô gái, cũng có thể chưa kịp tới gần đã bị mấy thằng kia bụp cho vài phát nằm ngay đơ thảm hại. Sau khi bọn kia đi rồi cô gái sẽ tới đá đá vào anh và nói: sao không biết tự nhìn mình, vừa yếu vừa lạch cạch thế kia mà định bảo vệ ai? Có một người ngưỡng mộ như anh chỉ thấy xấu hổ thêm. Rồi cô quệt nước mắt cười ha ha ha. Charlie sẽ không bao giờ có thể quên một ngày thê thảm như vậy, vừa bị đánh, vừa bị người mình yêu cười vào mặt. Một lần bại trận, suốt đời bại trận.
    Và sau khi loay hoay nghĩ, chuyện gì xảy ra? Charlie KHÔNG chạy ra bênh vực cô gái tóc đỏ. Anh đứng ở xa nhìn cô bị hà hiếp, vừa xót xa cho cô, vừa căm ghét mấy thằng du côn, vừa buồn mình hèn nhát. Thật là buồn thê buồn thiết.
    Nỗi buồn đó đáng lẽ không có, nếu con người không có TỰ DO ý chí, không có chọn lựa. Nếu cuộc đời do ai khác định đoạt (Chúa, Trời, cha mẹ, tổng thống, chủ tịch đảng, trưởng công an, sư ông, đức giáo hoàng…) đúng sai phân minh và ai can đảm ai hèn nhát, ai hay ai dở đều đã được định cả rồi, thì Charlie Brown không phải thấy mình có cơ hội làm người hùng và trong giờ phút quan trọng nhất đã quyết định làm một tên hèn và một người bại trận trước khi vào trận. Bởi vì có tự do ý chí, có chọn lựa, anh phải tự chịu trách nhiệm về sự bại trận của mình chứ không có Chúa nào vác cây thánh giá thay cho anh. Nói cho cùng thì con người cô đơn kinh khủng, và tự do ý chí càng làm rõ nỗi cô đơn này.
    Chúng ta đang lan man về hiện sinh vô thần.
    Hiện sinh có Chúa thì lạc quan hơn nhiều. Buồn ngủ quá, để hôm khác dông dài tiếp Phat nhé.

    Trả lờiXóa
  8. Ya, but actually most of losers were forgotten :p only names of winners remain :p so try to be winner, history will memorize you :p

    Trả lờiXóa
  9. @Long:
    Đặt tình yêu cao hơn tự do. Hèn gì kết quả của tình yêu (hôn nhân) thường bị cho là nhà tù. hehe. (Just kidding)
    @Hà:
    You're right. That's not possible. History says so. But History also says that not every change was for the better. There were many twists and turns in history when a society was set back or trapped for hundreds of years due to its wrong assumptions of values and practices. Of course, it's also a part of Darwinist evolution. But the argument is, it didn't have to go that way, like many other societies in its time. As human being, we have choice and power to change ourselves as long as we put our values right.
    How do we know which values are right? It's hard to tell. But i believe in open discussion, wide awareness, sometimes even alarmism of these issues. Isn't it better than being content watching a majority of people falling victims and regard it as evolution?
    And isn't this alarmist voice also a part of Darwinist answer? hehe. :P
    @ chị Phượng:
    đồng ý với chị về tự do và sự cô đơn. Đợi chị "dông dài" tiếp nhá. Cheers.

    Trả lờiXóa
  10. "But i believe in open discussion, wide awareness, sometimes even alarmism of these issues. Isn't it better than being content watching a majority of people falling victims and regard it as evolution?
    And isn't this alarmist voice also a part of Darwinist answer? hehe. :P "
    Sure, it is. And there are alarmists/ dissidents all the time. Of course they haven't win all the time :p many were burnt alive :p but it's surely a part of Darwinist answer :p
    What I mean is "ALL of us protect ourselves ALL the time" is way too idealistic, but people should (and actually people always) fight for a better world. You're not the only one :p

    Trả lờiXóa
  11. @Hà:
    There were more alarmist/ dissidents who won than we think. But when they won, they were no longer regarded as alarmist/ dissidents. Public labeling has always been ready only for the losing ones. :P
    Actually what i mean is not very far from what you mean! hehe...

    Trả lờiXóa
  12. hehe, tớ thích tự do, chứ kô phải lịch sử. :P Nếu TRY để mà được ghi vào lịch sử thì còn gì là tự do nữa. :P
    Bạn Hà lái topic sang nhắm vào cá nhân nhá. hmm hmm. :D

    Trả lờiXóa
  13. Ơ, gợi ý của em, anh cũng bảo là "gợi ý" :p tức là một suggestion :p không phải là imposition :p
    Nó là kiểu: You can choose the color you want. Isn't it cool the white one? :p

    Trả lờiXóa
  14. thì đấy, cứ để nó như là 1 option em ạ! :P

    Trả lờiXóa
  15. Khi nó còn là 1 trogn các lựa chọn thì còn tự do. Nhưng khi đã là lựa chọn duy nhất (theo gợi ý của em) thì đó là tự do chọn lựa trong 1 option duy nhất kiểu- You can choose what color you want, as long as it's black. :P

    Trả lờiXóa
  16. Ơ ai bảo TRY thì không tự do :p như chị Phượng vừa viết ở trên thì TRY là 1 (trong các) lựa chọn tự do của bạn :p còn có chọn hay không là chuyện khác :p

    Trả lờiXóa
  17. Good post. Interesting discussion. I'd like to hear more about Charlie Brown!

    Trả lờiXóa