Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2007

Lạm phát - Tỷ giá tiền tệ 1




Ảnh : The delicate balance. (Nguồn ở đây)





Lạm phát ở Việt Nam trở thành một chủ đề đáng quan tâm và gây lo ngại khi nó xấp xỉ tiến gần con số 2 chữ số. Có nhiểu ý kiến khác nhau về nguyên nhân, về tác động cũng như về cách kiểm soát lạm phát. Đi cùng với vấn đề lạm phát là chính sách về tỷ giá đồng VND.

Ở đây bằng cách liệt kê ra những gì mình hiểu và xem mối liên hệ giữa chúng, tôi cố thử tiếp cận nó một cách đầy đủ nhất mình có thể thay vì chỉ nêu một vài yếu tố nào đó, đồng thời hy vọng qua đó tôi có thể sắp xếp có trật tự hơn cái mớ kiến thức kinh tế lùng bùng kô căn bản của mình một chút xíu.

USD



Nguồn tăng cung

+ Kiều hối tăng: lượng tiền người Việt ở nước ngoài gửi về trong nước liên tục tăng trong những năm gần đây. Ước lượng 5tỷ USD trong năm 2006 và đầu năm 2007. Riêng các ngân hàng ở tpHCM nhận 3 tỷ kiểu hối trong 10 tháng đầu năm 2007.

+ FDI tăng: theo Bộ KH-ĐT trong 10 tháng năm 2007, cả nước đã thu hút 11,26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn)

+ FII tăng: dự đoán con số là 1-2 tỷ trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Việc gia nhập WTO, thị trường chứng khoán VN tăng trưởng ngoạn mục và nguồn tăng FII gia tăng là ba yếu tố quan hệ thúc đẩy qua lại lẫn nhau trong đó WTO có lẽ là nguyên nhân nguồn, còn tăng FII là ảnh hưởng đích. Vẫn chưa có sự thống nhất về con số FII này, nhưng có thể dự cảm được mối quan tâm của giới đầu tư lớn hơn rất nhiều lần khả năng hút của thị trường chứng khoán.

+ Giảm gửi tiết kiệm bằng USD

Nguồn tăng cầu

- Thâm hụt ngoại thương tăng. Thâm hụt năm 2007 dự báo sẽ là 8 tỷ USD, so với 5.09 tỷ năm 2006. (Nguồn)




- Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ USD: trong những tháng đầu năm NHNN đã mua USD rất mạnh. Theo báo chí thì trong khoảng nửa đầu năm nay NHNN tung ra 112000 tỷ VND để mua 7 tỷ USD. Điều này khiến cho dự trữ ngoại hối của VN tăng mạnh – năm 05 tăng thêm 4% GDP, năm 06 tăng gần 5% GDP, và nửa đầu 07 tăng 14% GDP. Nguyên nhân của chính sách này sẽ bàn ở dưới.

VND

Nguồn tăng cung

+ NHNN tung VND để mua bớt số USD dư thừa trên thị trường.

+ NHNN in thêm tiền VND để mua USD

+ Tín dụng dễ dãi: cho kinh doanh lẫn cho vay chứng khóan. Sau này có vẻ thắt chặt lại (sẽ bàn ở phần sau)

+ Giảm gửi tiết kiệm: (sẽ cần số liệu để chống lưng cho lập luận này) có thể nói năm 2006 có một sự kiện tâm lý lớn là nhà nhà ăn chứng khóan, người người ngủ chứng khoán. Cùng với sự tăng trưởng ngọan mục của thị trường này, người dân bắt đầu suy nghĩ về tài chính và đầu tư nhiều hơn, và hiểu ra là có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn là gửi tiết kiệm. Nhất là khi cùng với lạm phát cao, lãi suất thực tể của hình thức gửi tiết kiệm nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa rất nhiều. Một số lượng tiền lớn chắc chắn rút ra khỏi hình thức tiết kiệm truyền thống và tỏa đi qua các kênh khác.

+ Chi tiêu của chính phủ


Nguồn tăng cầu

- Thị trường chứng khoán




(còn tiếp)




1 nhận xét: