NHẬN ĐỊNH VỀ TỶ GIÁ VND - USD
Do chính sách kinh tế khuyến khích/ dựa vào xuất khẩu nên VN duy trì một đồng tiền yếu, tức để cho đồng VND trượt giá nhẹ trong thời gian dài.
Tuy nhiên, mặc dầu trên danh nghĩa đồng VND mất giá nhẹ so với USD nhưng vì lạm phát của VN cao hơn nhiều ở Mỹ cho nên thực tế là đồng VND tăng giá so với đồng USD. Một đồng tiền tăng nhẹ trong thời gian dài nhưng vẫn tăng xuất khẩu được cho thấy một tín hiệu khả quan về sức cạnh tranh của hàng hóa VN. Điều này về lâu dài tích cực cho sức khỏe của nền kinh tế hơn chính sách kiềm tỷ giá chặt như Trung Quốc.
Khi lượng ngoại tệ USD đổ VN vào nhiều hơn bình thường, NHNN lo ngại sự thay đổi cán cân này làm gây shock tỷ giá đi ngược lại với chính sách tỷ giá trước giờ nên đã tung tiền ra mua USD.
Câu hỏi đặt ra là NHNN hút vào 7 tỷ USD như vừa rồi là quá nhiều hay quá ít? Hoặc nói cách khác liệu trên thị trường hiện giờ, cán cân USD và VND nghiêng về bên nào?
Theo tôi thì trên thị trường không hề ở tình trạng thiếu USD dư VND, lẫn ngược lại thiếu VND và dư USD. Mà nó đang ở tình trạng dư cả USD lẫn dư VND so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế.
Dư VND giải thích cho tình trạng lạm phát. Dư USD do các nguyên nhân tăng cung ở trên, và nó giải thích cho việc đồng USD vẫn không tăng giá mặc dù bị hút dự trữ mạnh, và sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử USD bán không ai mua, các ngân hàng thương mại công bố giá USD mua vào và giá bán ra bằng nhau và đều ở mức sàn. (Nguồn)
Như đã bàn ở trên, yếu tố tâm lý cộng với mức lạm phát cao khiến cho gửi tiền tiết kiệm bằng VND không hấp dẫn. Cũng như một đồng USD yếu và dư thừa khiến cho gửi tiết kiệm bằng USD cũng không hấp dẫn nốt. Cho nên tiền tiết kiệm chảy ra từ ngân hàng đi vào các kênh đầu tư khác, và một phần lớn sẽ lưu thông trên thị trường. Có như thế mới giải thích được hiện tượng các ngân hàng Eximbank, Sacombank , Techcombank , VIB bank đồng loạt tăng lãi suất huy động USD ngay cả khi FED đã và (có xu hướng sẽ tiếp tục ) giảm lãi suất; cùng lúc với hàng loạt ngân hàng thi nhau phá rào tăng lãi suất huy động đồng VND.
Như vậy cán cân USD-VND chỉ là thứ yếu khi giải bài toán tăng trưởng- lạm phát- tỷ giá này. Thay vào đó cái cần quan tâm hàng đầu là cán cân tiền tệ (VND) và hàng hóa.
NHẬN ĐỊNH VỀ LẠM PHÁT
Nguyên nhân tăng lạm phát là tiền lưu thông nhiều hơn hàng hóa. Cái này ai cũng biết.
Cái yếu tố thứ nhất là lượng tiền lưu thông ở trên đã nói rồi. Đó là đồng tiền tăng từ nhiều nguồn trong đó có lượng tiền đổ từ nước ngoài, lượng tiền trước đây nằm ở tiết kiệm và đặc biệt là lượng tiền NHNN in thêm nay đều dồn vào lưu thông.
Trong yếu tố thứ hai là hàng hóa thì có các sản phẩm lương thực và tiêu dùng chiếm một tỷ trọng rất cao trong rổ hàng hóa để tính chỉ số giá cả tiêu dung (CPI). "Các con số thống kê cho thấy giá hàng hóa cho đến nay tăng 6,2%, trong đó giá thực phẩm - chiếm gần phân nửa (42,8%) tổng số rổ giá cả các mặt hàng tiêu dùng - tăng đến 15%." do thiên tai dịch bệnh v.v..." (Nguồn). Cái này nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.
Nguyên nhân thứ hai của việc hàng hóa tăng giá nằm ở vấn đề tăng giá commodities toàn cầu. Giá xăng dầu, phôi sắc thép, kim loại cho đến lương thực trên thị trường thế giới đều tăng. Đây là yếu tố ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.
Nguyên nhân thứ ba đó là việc đồng USD mất giá so với vàng và các đồng tiền khác trên thế giới. Khi tỷ giá VND bám tương đối vào đồng USD là chủ yếu, các mặt hàng nhập khẩu bằng ngoại tệ khác như khoáng sản từ Australia, hoặc hàng công nghiệp từ châu Âu, v.v… sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Đây là yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước một phần.
Như vậy, khi bàn về vấn đề lạm phát, mặc dù những lý lẽ về việc tăng giá hàng hóa đều có lý nhưng nó không phải là vấn đề có thể xoay chuyển được. Cái vấn đề quan trọng nhất nằm ở chính sách tiền tệ làm sao để giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường mà không ảnh hưởng quá xấu lên tăng trưởng.
Hôm qua nhậu xỉn quá nên hôm nay phải nằm nhà, vô phá blog P chơi hehe...Uhm, một kinh tế gia rất có triển vọng. Good job, keep it up man. Khi nào rảnh sẽ kế thừa P viết tiếp đề tài này. Topic khá hấp dẫn. Một ít comment sau (có khá nhiều cái cần comment)
Trả lờiXóa1. "mặc dầu trên danh nghĩa đồng VND mất giá nhẹ so với USD nhưng vì lạm phát của VN cao hơn nhiều ở Mỹ cho nên thực tế là đồng VND tăng giá so với đồng USD."-->kết luận về tác động là đúng, nhưng lý do nêu ra có vẻ hơi ngược. nếu chỉ xét lạm phát vn cao hơn ở Mỹ thì đồng vn đáng lý phải giảm giá so với đô Mỹ chứ. Ví dụ lấy một chiếc xe hơi làm chuẩn. nếu lạm phát vn cao hơn thì mua bằng VND sẽ đắt hơn mua USD. Vậy thì tiền VND giảm giá trị hơn tiền USD chứ.
2. P có nghĩ là tại sao ngân hàng phá rào tăng lãi suất huy động VND không? Ngân hàng chỉ huy động vốn rồi cho các công ty vay lại. Như vậy các công ty đang rất cần tiền mà không vay được trong khi đó tiền lưu thông trên thị trường thì quá nhiều và tập trung nhiều vào các mảng hoàn toàn không tạo ra giá trị như bất động sản và thị trường chứng khoán. Những người kiếm tiền dễ dàng từ đây thường không tái đầu tư vào sản xuất mà hoặc chi xài vô tội vạ làm giá cả tăng cao hoặc tiếp tục đầu tư vào hai mảng này. Nếu nhà nước không quản lý tốt hai mảng này thì chính sách tiền tệ không giải quyết được vấn đề. Nhà nước phải mạnh tay hơn để giảm đầu cơ. Nhưng giải quyết không dễ vì nhân thân của những tay đầu cơ cỡ bự.
3. Nhận xét của P về khả năng hấp thụ đợt sóng đầu tư kỳ này của nền kinh tế rất đúng. Khả năng hấp thụ quá kém. Nếu biết tận dụng nguồn vốn này thì sẽ tạo ra không biết bao nhiêu công ăn việc làm và phát triển mạnh về chất. N chỉ sợ mình để tuột mất cơ hội ngàn vàng này lần nữa khi nhà đầu tư thất vọng với những gì họ kiếm được. Điều này càng khẳng định là mình đang thiếu thầy chứ không thiếu thợ. Thiếu những người có thể đứng ra tổ chức sản xuất. Thử nghĩ nếu mình có khả năng tạo ra những loại máy móc mà nhà đầu tư cần thì nhập siêu sẽ giảm đáng kể, và của cải sẽ ở lại vn chứ không chảy ngược ra ngoài. Phải đào tạo càng nhiều kỹ sư, cử nhân càng tốt. Đào tạo những người này mới khó chứ đào tạo ra thợ thì quá dễ. Khi cần có thể đào tạo một cách chónh vánh. Cho nên đừng sợ dư thầy. Dư thầy dễ giải quyết hơn thiếu thầy.
4. Tuy nhiên N vẫn tin sẽ không có vấn đề gì lớn. Dư tiền thì vẫn tốt hơn thiếu tiền. Nền kinh tế dần dần sẽ thích ứng sau một thời gian bị bội thực. Khi mà những người việt hải ngoại và giới đầu tư quốc tế dần dần thấy được cơ hội là trong nước không thể hấp thụ được những dòng tiền lớn như vậy thì họ sẽ lập tức nhảy vào. Khi đó nền kinh tế càng hưởng lợi nhiều hơn. Một con đường bằng phẳng và sáng sủa đang chờ ở phía trước. Mình chỉ đang trải qua một đoạn khó đi thôi.
Nghĩa có 2 cái sướng mà tui đang kô có. Hic. 1 là được nhậu xỉn. 2 là được lấy lý do nhậu xỉn nghỉ ngày thứ 2. Công ty nào mà sướng vậy nè. :(
Trả lờiXóa1. Lạm phát VN cao hơn, nhưng giá xe hơi nhập khẩu không tăng theo nhanh như vậy nên tiền VN tăng giá chứ.
Để đơn giản, xét trường hợp ảnh hưởng của chỉ riêng lạm phát trong vd sau,
Giả sử như:
- Từ năm 2006 đến năm 2007, lạm phát ở VN là 10%, ở Mỹ là 5%
- tỷ giá hối đoái thay đổi rất nhỏ, xem như không đáng kể. ( vd 1 USD = 100 VND)
Năm 06, mất 100VND để đổi lấy 10USD để nhập 1 món hàng A từ Mỹ.
Năm 07,
-vì lạm phát ở Mỹ, món hàng A bây giờ giá 10.5 USD
-nhập về VN, tỷ giá kô đổi, 10.5 USD = 105 VND
-vì lạm phát ở VN, 100 VND năm 2006 tương đương với 110 VND năm 2007.
Trong năm 2007, chỉ cần 105VND đã mua được món hàng ngoại nhập đáng lẽ nếu tính lạm phát vào thì phải 110VND mới mua được. Tức sức mua của VND bây giờ mạnh hơn sức mua của USD rồi.
Xét bài toán xuất khẩu cũng ra kết luận y chang. :D
Bây giờ nếu Nghĩa tính thêm thay đổi tỷ giá danh nghĩa vào bài toán thì sẽ có thêm 1 bước tính nữa. Nhưng với tỷ giá danh nghĩa thay đổi quá ít (cỡ 1 - 1.5%/ năm) thì kết quả thay đổi 1 chút, còn kết luận vẫn vậy.
Cứ phá blog, comment thoải mái. Có vậy chắc tui mới hiểu thêm hoặc biết mình sai chỗ nào chứ.
lộn, ở trên vd tỷ giá là 1 USD = 10 VND mới đúng. :D
Trả lờiXóaLập luận của Phát sẽ dẫn đến những kết quả rất nghịch lý:
Trả lờiXóa- Các nước sẽ làm mọi cách để nâng mức lạm phát của nứơc mình lên cao hơn so với mức lạm phát ở Mỹ để sức mua của tiền tệ nứơc mình tăng lên. Extreme a bit. Lạm phát ở Mỹ là 0%. Lạm phát ở vn tăng đến nỗi tiền chỉ là tờ giấy. vậy thì lúc nào vn cũng mua được chiếc xe hơi với giá 100VND. Trong khi đó 100VND chỉ là một xấp giấy. Và giá trị một xấp giấy = giá trị một chiếc xe hơi. Nghe có vẻ không được xuôi tai lắm.
- Giả định là lạm phát là 10% nhưng cuối cùng Phát lại có kết quả là mua cùng một món hàng (xe hơi) thì giá chỉ tăng 5% chứ không phải 10%.
Vậy sai ở đâu?
- Phát giả định sức mua là hệ quả của tỷ giá và lạm phát. Trong khi đó trên thực tế sức mua là hệ quả của tính hiệu quả của nền kinh tế. Và tỷ giá và lạm phát là hệ quả trực tiếp của sức mua. Phát xem thêm lý thuyết Purchasing Power Parity.
- Tính toán của Phát bị bóp méo bởi cả một quá trình ẩn chứa trong đó: nhập khẩu -> tồn kho -> bán ra. Trong khi đó khi bàn về giá trị tương đối của hai đồng tiền thường người ta lấy giá cả của một mặt hàng tại cùng thời điểm. Ví dụ 1VND=1USD. Ở thời điểm 2006 giá 1kg gạo ở vn là 1VND và ở Mỹ là 1USD. Ở thời điểm 2007 giá 1kg gạo ở vn là 1.1VND (lạm phát 10%). Và giá 1kg gạo ở Mỹ là 1.05USD(lạm phát 5%). Nếu tỷ giá không đổi rõ ràng sức mua của USD cao hơn. Nhưng thật ra theo PPP, thì sớm hay muộn thì tỷ giá sẽ thay đổi cho đến khi giá 1kg gạo tại vn va Mỹ sẽ bằng nhau cho dù Phát đổi USD qua VND hay ngược lại. Chú TQ ăn gian ở chỗ này khi fix tỷ giá. Vì sức mua của yuan tăng rất cao mà tỷ giá lại bị ép giữ nguyên thì hàng hoá khi nhìn từ USD sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Cách tính trên đâu có giả định Nhập khẩu - tồn kho- bán ra. Nó là cách tính so sánh số VND dùng để nhập 1 xe sx tại Mỹ vào VN năm 2006 so với số VND dùng để nhập 1 xe sx tại Mỹ vào VN năm 2007 rồi so sánh biến đổi đó với biến đổi tỷ giá. Chứ nó kô phải là cách tính 1 chiếc xe nhập năm 2006, để tồn kho đến 2007 mới bán ra.
Trả lờiXóaCái kết quả rất nghịch lý trong đó các nước sẽ được lợi khi để cho lạm phát tăng rất cao chỉ xảy ra khi giả định tỷ giá hối đoái không thay đổi. Thực tế thì điều này hầu như không thể xảy ra. Khi lạm phát tăng quá cao thì sẽ đến 1 lúc các lực thị trường khiến cho nhà nước không thể nào kiềm chế tỷ giá hối đoái được và phải thả nổi đồng tiền. Trong trường hợp này đồng tiền tại nước lạm phát sẽ bị mất giá so với USD để phản ánh đúng sức mua tương đương giữa hai đồng tiền.
Đoạn này về thuyết PPP cũng nói ý tương tự nè. http://en.wikipedia.org/wiki/Purchasing_power_parity
"According to this theory, the change in the exchange rate is determined by price level changes in both countries. For example, if prices in the United States rise by 3% and prices in the European Union rise by 1% the purchasing power of the USD should depreciate by 2% compared to the purchasing power of the EUR (equivalently the EUR will appreciate by about 2%)"
Quote:
Ví dụ 1VND=1USD. Ở thời điểm 2006 giá 1kg gạo ở vn là 1VND và ở Mỹ là 1USD. Ở thời điểm 2007 giá 1kg gạo ở vn là 1.1VND (lạm phát 10%). Và giá 1kg gạo ở Mỹ là 1.05USD(lạm phát 5%). Nếu tỷ giá không đổi rõ ràng sức mua của USD cao hơn.
Unquote.
Đúng vậy, sức mua của USD cao hơn sau 1 năm.
Đó là nói về sức mua của đồng tiền nói chung, và dựa trên giả thiết là "gạo" ở VN và "gạo" ở Mỹ không có liên hệ gì với nhau. Nếu như "gạo" là 1 sản phẩm thương mại được và giả sử như có mua bán gạo trực tiếp giữa 2 nước (trường hợp mua bán lòng vòng qua nước thứ 3 về tính chất cũng vậy, nhưng xét ra nó phức tạp hơn thôi) thì vấn đề sẽ khác.
Ở trên P đã lấy vd về món hàng nhập từ Mỹ vào VN. Ở đây cũng vd tương tự, nhưng sẽ xét việc "gạo" nhập từ VN vào Mỹ.
Ở năm 2007, 1 kg gạo giá 1.1 VND
Tỷ giá không đổi 1 USD = 1VND
Khi xuất qua Mỹ, 1 kg sẽ có giá trị là 1.1 VND = 1.1 USD.
Nhà nhập khẩu Mỹ có 2 chọn lựa:
1. Bán sản phẩm với giá 1.1 USD. Điều này đồng nghĩa với lại 1kg gạo nhập từ VN bán tại Mỹ tăng giá nhanh hơn mức lạm phát chung. Nghĩa là người Mỹ bỏ nhiều tiền ra hơn (1.1 thay vì chỉ cần 1.05) để trả cho 1 món hàng. --> Đồng USD yếu hơn VND.
2. Bán sản phẩm với giá 1.05 USD, để "thỏa mãn" mức lạm phát chung là 5%. Điều này không thể xảy ra nếu đơn thuần theo quy luật thị trường. Sau khi bán ra 1kg gạo giá 1.05USD, ông ta đổi ra được 1.05VND, để chỉ còn nhập lại 955 g gạo. Đây là 1 cái trình mua bán tự tử.
Thực tế chỉ xảy ra (1) cho nên kết luận tương tự như trong nhập hàng từ Mỹ vào VN: Đồng USD yếu hơn VND.
----------------
Ở comment trước P nói là "Tức sức mua của VND bây giờ mạnh hơn sức mua của USD rồi." kô chính xác, dễ hiểu lầm qua khái niệm sức mua rồi sức mua tương đương. Nay nói là đồng USD yếu hơn VND chắc ổn hơn.
Mấy câu này đều là của P hết nè:
Trả lờiXóa- “vì lạm phát của VN cao hơn nhiều ở Mỹ cho nên thực tế là đồng VND tăng giá so với đồng USD.” (lạm phát cao hơn => tiền VND có giá hơn)
- “Khi lạm phát tăng quá cao…Trong trường hợp này đồng tiền tại nước lạm phát sẽ bị mất giá so với USD để phản ánh đúng sức mua tương đương giữa hai đồng tiền." (lạm phát cao hơn => VND mất giá hơn) -------->đây chính là thuyết PPP
- “Đồng USD yếu hơn VND.” (VND có giá hơn)
Theo định nghĩa của Phát thì "người Mỹ bỏ nhiều tiền ra hơn (1.1 thay vì chỉ cần 1.05) để trả cho 1 món hàng. --> Đồng USD yếu hơn VND." Khi giá một món hàng đắt hơn mặt bằng chung thì giá món hàng đó không được ổn cho lắm. Các lực thị trường mà P đề cập đó sẽ có xu hướng kéo giá xuống bằng mặt bằng chung. Điểm cân bằng sẽ là 1.1VND=1.05USD, có nghĩa là tỷ giá sẽ là 1.0476VND=1USD. Vậy tại thời điểm mà P cho là “Đồng USD yếu hơn VND.” (khi chú Mẽo phải trả 1.1 thay vì 1.05) thì 1USD đang có xu hướng mua được nhiều hơn 1VND. Vậy theo cách sử dụng từ của P thì khi USD yếu đi so với VND thì USD sẽ có xu hướng mua được nhiều VND hơn. Hình như cả N và P đều đồng ý về thực chất của vấn đề. Cách dùng từ có khác nhau tí.
Thôi buồn ngủ quá. mai tiếp.
2. Trả lời đoạn thứ 2 của Nghĩa về ý: tăng lãi suất, huy động vốn, chi tiêu, và giảm đầu cơ.
Trả lờiXóaĐể giải thích chuyện các ngân hàng cạnh tranh huy động VND, P chỉ kết luận là do giảm gửi tiết kiệm, chứ kô chắc là có đi xa được tới kết luận các công ty cần vốn nhưng thiếu không. P thì nghĩ theo hướng ngược lại, nếu tiền lưu thông trong xh nhiều mà không nằm trong các công ty thì nằm ở đâu? Thị trường chứng khoán và bất động sản P nghĩ nên xếp vào loại "tiết kiệm" chứ không phải loại tiền lưu thông. Vậy thì tiền lưu thông nằm ở trong các công ty chắc là nhiều lắm.
Vậy tại sao ngân hàng lại huy động thêm? _ Một lý do P có thể nghĩ ra là do mức quy định mức dự trữ bắt buộc của mỗi ngân hàng. Khi lượng tiền tiết kiệm giảm do gửi tiết kiệm kô còn hấp dẫn thì ngân hàng cần phải tăng sức hấp dẫn tiết kiệm để đạt mức dự trữ bắt buộc này. Hơn nữa, mức dự trữ bắt buộc này trong tương lai gần chắc sẽ phải tăng thôi cho nên nhu cầu huy động tăng.
Ở trên là P đoán như vậy, chứ cái này có bạn nào làm ngân hàng muốn kiểm tra lại xem còn có nguyên nhân khác quan trọng hơn kô thì chắc cũng dễ.
Về ý kiếm tiền dễ từ BĐS + TTCK --> chi tiêu ---> tăng giá : chắc là hơi quá. Tăng giá đâu dễ thay đổi vậy, số người kiếm tiền được đâu có bao nhiêu so với XH, và họ đâu có tăng chi xài proportionally với số tìên tăng đó.
Về đầu cơ, đồng ý là cần phải giảm, và cũng nghĩ giống Nghĩa luôn là mình vẫn kô đủ quyết tâm, có lẽ là do nhân thân của mấy vị hưởng lợi từ đầu cơ. Hô khẩu hiệu thì dễ.
Nghĩa, hai câu đó đâu có mâu thuẫn. Câu 1 đúng khi mà tỷ giá còn kiểm soát được và thay đổi chậm hơn lạm phát (giống như tình hình bây giờ). Còn câu 2 đúng khi mà tỷ giá kô còn kiểm soát được nữa trong trường hợp extreme. (Vd như lạm phát phi mã VN ~ năm 80s, so sánh diễn biến giá vàng và tỷ giá USD thời đó sẽ rõ).
Trả lờiXóaKhi món hàng "gạo" nhập từ VN bán tại Mỹ mắc hơn mặt bằng chung, lực thị trường sẽ khiến cho
1. Hoặc là chấp nhận giá đó
2. Hoặc là nhập "gạo" từ nước khác rẻ hơn. Trong trường hợp này sẽ không có thương mại giữa hai nước được bởi cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đều không muốn bị lỗ.
Giả sử như xảy ra (2) thì sẽ có sức ép khiến cho giá "gạo" tại VN rẻ đi -> giảm lạm phát (2a) hoặc là đồng VND mất giá (2b) hoặc là cả (2a + 2b) cho đến lúc mà "gạo" trở nên tradable được. Khi đó, ta xét lại bài toán như cũ với những thông số lạm phát, tỷ giá mới.
Thực tế hiện tại không phải (2) bởi vì VN & Mỹ vẫn mua bán với nhau được. Cho nên suy ra phải là (1) --suy tiếp--> kết luận lực thị trường sẽ kéo giá gạo VN bán tại Mỹ xuống 1.05 USD là không có cơ sở. ;p
---------
Vậy tại thời điểm mà P cho là “Đồng USD yếu hơn VND.” (khi chú Mẽo phải trả 1.1 thay vì 1.05) thì 1USD đang có xu hướng mua được nhiều hơn 1VND. Vậy theo cách sử dụng từ của P thì khi USD yếu đi so với VND thì USD sẽ có xu hướng mua được nhiều VND hơn.
---------
Hình như Nghĩa không tách biệt giữa 2 thị trường khi xét vấn đề. Để rõ hơn, P sẽ sửa lại câu của trên. (Chỗ thay đổi sẽ viết HOA để dễ phân biệt)
Vậy tại thời điểm mà P cho là “Đồng USD yếu hơn VND.” (khi chú Mẽo phải trả 1.1 thay vì 1.05) thì 1USD đang có xu hướng mua được nhiều HÀNG HÓA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ SO VỚI 1VND MUA ĐƯỢC HÀNG HÓA TẠI VN.
Điều đó không có nghĩa là 1VND mua được ít hàng ở Mỹ hơn là 1USD, tại vì ở Mỹ hay ở VN khi tỷ giá không đổi 1VND=1USD thì 1VND hay 1USD tại Mỹ cũng mua được như nhau thôi.
Nói USD yếu hơn VND là trong so sánh tương quan giữa 2 đồng tiền trong thương mại 2 chiều, không phải là so sánh sức mua của từng đồng tiền trong nước của mình.
Hihi, Đây kô phải là vấn đề P định nghĩa hay sử dụng từ theo kiểu cưỡng từ đoạt lý, mà là tại đồng USD yếu hơn thiệt.
Cái này không phải gọi là cưỡng từ đoạt lý mà gọi la “hấp rim” ngôn ngữ …haha…
Trả lờiXóa1. Cả hai câu đó, cho dù tỷ giá có biến đổi nhanh hay chậm, nhà nước có kiềm chế hay không kềm chế tỷ giá, thì đều phản ánh một thực tế là tỷ giá sẽ có XU HƯỚNG điều chỉnh theo hướng 1USD sẽ mua được nhiều VND hơn (nghĩa là USD tăng giá so với VND) khi lạm phát ở VN tăng cao hơn ở Mỹ. Sở dĩ tỷ giá không đổi là vì nhà nước can thiệp vào. Ở đây để công bằng thì chỉ xét ảnh hưởng của lạm phát lên tỷ giá thôi mà bỏ qua các yếu tố khác. Nếu chỉ xét ảnh hưởng của lạm phát lên tỷ giá thì chỉ có một kết luận: lạm phát tăng cao ở vn so với Mỹ thì tỷ giá sẽ điều chỉnh theo hướng 1USD mua được nhiều VND hơn. Từ đây N gọi là USD có xu hướng tăng giá so với VND. Không biết P gọi hiện tượng này là gì, USD giảm giá/yếu hơn VND?
Cho nên N không chắc là mình đang tranh luận trên một vấn đề hay hai vấn đề? N thì kết luận khi lạm phát VN tăng cao hơn thì tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng (1USD mua được nhiều VND hơn). Có nghĩa là tương quan giữa lạm phát và tỷ giá. Nếu chiếu theo nghĩa này thì hai câu Phát nói hoàn toàn mâu thuẫn. Còn câu 1 hoàn toàn sai. Ở đây N dùng từ “có xu hướng” vì P đang đặt trong trường hợp nhà nước kềm tỷ giá cố định. Nếu nhà nước không kiểm soát thì xu hướng tự nhiên là tỷ giá sẽ tăng. Có nghĩa là đồng USD đang tăng giá và VND đang mất giá. Kết luận này suy ra từ PPP. Điều này Phát cũng đã ngầm khẳng định: “Giả sử như xảy ra (2) thì sẽ có sức ép khiến cho giá "gạo" tại VN rẻ đi -> (…) đồng VND mất giá (2b)”.
Trong khi đó Phát khẳng định là “Nói USD yếu hơn VND là trong so sánh tương quan giữa 2 đồng tiền trong thương mại 2 chiều, không phải là so sánh sức mua của từng đồng tiền trong nước của mình.” Câu này hơi khó hiểu, có thể giải thích thêm thế nào là tương quan giữa thương mại hai chiều? Có nghĩa là Phát đang tranh luận về ảnh hưởng của lạm phát lên một cái khác chứ không phải tỷ giá (mà “cái khác” này là cái gì N cũng tịch luôn :))))
2. “Giả sử như xảy ra (2) thì sẽ có sức ép khiến cho giá "gạo" tại VN rẻ đi” . Thực sự thì ảnh hưởng trực tiếp là lên giá gạo của VN tại Mỹ. Giá gạo tại VN sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp. Nếu giá gạo tại VN không giảm được thì sẽ không bán được hàng thôi. Còn giá gạo tại Mỹ chắc chắn phải giảm nếu như mặt bằng chung đã như thế. Khi mà giá gạo do Mỹ sản xuất hay Ấn Độ hay Thái Lan sản xuất thấp hơn thì chắc chỉ có Phát mới mua gạo VN (ở Mỹ) với giá cao hơn. Đó chính là các lực thị trường.
Đều này có thể khái quát thành toàn bộ các mặt hàng chứ không chỉ gạo. Nếu tỷ giá không đổi thì giá tất cả các mặt hàng VN tại Mỹ đều đắt hơn. Đều này tạo thành một áp lực làm cho tỷ giá nghiêng dần về phía USD. Vì nếu hàng đắt hơn thì xuất khẩu giảm. Xuất khẩu giảm thì không có nhu cầu mua VND. Nhu cầu tiền ít đi thì tiền giảm giá. Tiền giảm giá thì giá phản ánh trên thị trường Mỹ dần dần bằng với mặt bằng chung. Và đây chính là điểm cân bằng mới.
3. “Thực tế hiện tại không phải (2) bởi vì VN & Mỹ vẫn mua bán với nhau được.” --> lỗi logic trầm trọng. Làm như chỉ có mình VN mua bán với Mỹ vậy. Để diễn dịch lại lý luận của P: VN & Mỹ vẫn mua bán với nhau được --> không nhập gạo từ nước khác.
4. “kết luận lực thị trường sẽ kéo giá gạo VN bán tại Mỹ xuống 1.05 USD là không có cơ sở” Kết luận này mới không có cơ sở. Giá nào rẻ thì ng ười ta mua chớ.
5. “Vậy tại thời điểm mà P cho là “Đồng USD yếu hơn VND.” (khi chú Mẽo phải trả 1.1 thay vì 1.05) thì 1USD đang có xu hướng mua được nhiều HÀNG HÓA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ SO VỚI 1VND MUA ĐƯỢC HÀNG HÓA TẠI VN.” câu này xét kỹ thì phải là “…1VND mua đ ược c ùng lo ại h àng h óa đ ó t ại VN". Ch ính x ác. Đi ều n ày s ẽ d ẫn đ ến 1USD có xu hướng mua được nhiều VND hơn. Tại vì sẽ không ai đồi 1USD lấy 1VND để mua hàng hoá đó của Vietnam vì họ có thể mua hà ng đó tại Mỹ vơi giá rẻ hơn. Cho nên cuối cùng thì người ta chỉ chịu đổi khi 1USD mua được nhiều hơn 1VND để giá hàng hoá đó bằng giá ở Mỹ.
6. “Hihi, Đây kô phải là vấn đề P định nghĩa hay sử dụng từ theo kiểu cưỡng từ đoạt lý, mà là tại đồng USD yếu hơn thiệt.” Như trên đã nói, đây không phải là cưỡng từ đoạt lý mà là cưỡng dâm ngôn ngữ hahaha….
Trả lờiXóa7. Nếu nhìn ở góc độ khác, hơi trừu tượng hơn tí, thì cũng vậy. Nếu xem lạm phát là sự mất giá của đồng tiền thì khi VN l ạm ph át cao hơn có nghĩa là tiền vn mất giá nhiều hơn tiền Mỹ mất giá (so với giá trị tại điểm cân bằng củ). Vậy thì xét tương quan thì tiền VN mất giá so với tiền Mỹ chứ.
1. Cái P bàn là TRẠNG THÁI của 2 đồng tiền hiện giờ xét sau 1 năm, chứ không phải là XU HƯỚNG. Bởi xu hướng vẫn chỉ là xu hướng, có diễn ra hay không còn tùy thuộc vào yếu tố khác, chẳng hạn sự can thiệp của nhà nước.
Trả lờiXóaCòn nếu nói theo "Xu hướng" thì P sẽ nói thế này: Lạm phát cao làm cho đồng VN có xu hướng giảm giá so với USD ( VND giảm giá thì tỷ giá 1VND/1USD cần giảm theo để sức mua trở lại trạng thái cân bằng). Nhưng mà sau 1 năm thực tế VND không giảm so với cái xu hướng đó, mà vẫn giữ tỷ giá 1VND=1USD, như vậy đồng VND đang ở mức giá cao hơn mà mức nó đáng được hưởng. Hay, đồng VND đang overvalued so với USD. (dùng chữ overvalue chắc sẽ tránh được bất đồng nhỉ? )
Cái này ngược với nhân dân tệ CNY đang bị undervalued, là ý của câu của P trong phần blog content.
2. Ý này đâu có khác của P. Sức ép lên giá gạo của Mỹ và VN, và nó sẽ ép đến khi gạo trở nên tradable. Giá gạo ở Mỹ không ép được bởi vì trong trường hợp lý thuyết đang xét này, mình xem như là nhập khẩu bán đúng giá mua sao bán vậy, kô tính lời mà. Cho nên mới nói là sức ép sẽ khiến cho (2a) và/ hoặc (2b) thôi.
3. Diễn dịch của Nghĩa đúng logic hình thức, nhưng hiểu sai nội dung chính. Sửa lại cách diễn dịch hình thức cho đúng là
VN & Mỹ vẫn mua bán với nhau được --> không nhập gạo từ nước khác rẻ hơn (để thay thế hoàn toàn gạo VN).
Ý của P là bởi vì VN và Mỹ vẫn mua bán "gạo" (i.e. hàng hóa), điều đó có nghĩa là hàng hóa VN vẫn đang tradable và cạnh tranh được. Nhà nhập khẩu Mỹ như đã nói ở trên không thể trade bằng cách nhập 1.1USD bán ra 1.05USD. Nghĩa là họ đang bán ra với giá 1.1USD / 1kg "gạo" VN và vẫn đang được thị trường Mỹ chấp nhận. Nếu có một nguồn "gạo" (i.e hàng hóa 100% tương đương) rẻ hơn ở VN thì không việc gì họ phải nhập gạo từ VN cả. Đó là bàn về lý thuýêt với giả thiết là nhà NK kô có kiếm lời đồng nào.
Trên thực tế thì dĩ nhiên Mỹ sẽ nhập hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau (vd "gạo" từ Thái Lan)vì nhiều lý do (chất lượng khác, số lượng không đủ, v.v..., ). Vậy xét thử trường hợp họ có thể nhập “gạo” từ nước thứ 3, xem sức ép thị trường đã tác động thế nào?
Câu hỏi cho Nghĩa:
Xét "gạo" Thái Lan nhập vào giá thành chỉ có 1.04 USD thôi.
VN và Mỹ vẫn đang buôn bán "gạo". (Giá nhập tương đương 1.1 USD)
Thái và Mỹ cũng đang buôn bán “gạo”.
Vậy thì nhà nhập khẩu gạo Thái vào Mỹ sẽ nâng giá bán lên 1.1USD hay là nhà nhập khẩu gạo VN vào Mỹ sẽ hạ giá bán xuống còn 1.05?
Mấy câu 4,5,6,7 đến đây chắc là đã được trả lời rồi nhá.
Đồng ý kô nào? ;;)
1. Thật sự thì đây chỉ là hai cách nhìn vào một thực tế. Vấn đề ở đây là cách nhìn nào sẽ làm sáng tỏ vấn đề hơn, dễ hiểu hơn và dễ ứng dụng để phân tích. Cái thực tế ở đây có thể so sánh với ví dụ sau: một cái bong bóng có xu hướng bay lên, nhưng nó không bay lên được vì có một người đang giữ nó. Vậy thì có thể có hai cách nhìn hoàn toàn trái ngược nhau nhưng điều phản ánh một thực tế. Cách nhìn thứ nhất là cái bong bóng có xu hướng bay lên nhưng đang bị giữ lại. Nếu không bị giữ lại thì nó sẽ bay lên. Cách nhìn thứ hai là bong bóng đang bị kéo xuống vì nếu không có bàn tay thì bong bóng đang bay lên.
Trả lờiXóaTuy nhiên nếu dựa vào cách nhìn thứ hai mà đưa ra kết luận là bong bóng đang bay xuống thì không đúng. Ngay cả khi xét trạng trái của bong bóng thì trạng thái của nó vẫn là đang bay lên.
Trong ví dụ này chênh lệch lạm phát là lực nâng bong bóng bay lên, độ cao của bong bóng là tỷ giá (tỷ lệ nghịch với giá trị tương đối của đồng tiền), bàn tay là kiểm soát của nhà nứơc.
Cho nên nếu nhìn theo cách thứ hai thì không giải thích được trường hợp khinh khí cầu. Trong trường hợp khinh khí cầu khi lực nâng quá mạnh thì bàn tay chắc chắn không ngăn được khinh khí cầu bay lên. Nếu xem khinh khí cầu đang bay xuống khi bàn tay còn đủ lực giũ thì làm sao giải thích khi buông tay ra khinh khí cầu bay lên!!!!
Vì vậy cách nhìn thứ hai có vẻ ngược với tự nhiên và nó sẽ không tiên đoán được là nếu lạm phát tại Vietnam liên tục tăng như vậy thì chắc chắn tỷ giá USD/VND sẽ tăng (1USD mua được nhiều VND hơn). Để xem tình hình trong những ngày sắp tới như thế nào. N cũng sẽ cố gắng tìm hiểu xem tỷ lệ giữa cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai là bao nhiêu.
(còn tiếp)